[SOẠN BÀI] THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TRANG 69

Câu 1: Tìm phó từ trong các câu sau. Cho biết chúng đi kèm từ loại nào và bổ sung ý nghĩa gì cho từ trung tâm. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 -  trang 69)

a. Con vật khủng khiếp quá! (Véc-nơ)

b. Đúng là tàu đang đỗ ở chỗ nước trong ... (Véc-nơ) 

c. Vòi và đuôi bạch tuộc có khả năng mọc lại. (Véc-ng) 

d. Anh đừng để tâm đến chuyện hôm nay. (Bret-bơ-ly)

Lời giải chi tiết:

Phó từ trong các câu trên là: 

  • a. “Quá" được đi kèm với động từ “khủng khiếp” để bổ sung ý nghĩa cho từ trung tâm để chỉ mức độ quá cỡ của con vật. 
  • b. “Đang" được đi kèm với danh từ “tàu" để chỉ thời gian và nhấn mạnh rằng con tàu hiện tại ở vùng nước trong. 
  • c. “Lại" được đi kèm với động từ “mọc" để chỉ sự lặp lại của cái vòi và đuôi bạch tuộc.
  • d. “Đừng" được đi kèm với danh từ “anh" để chỉ sự cầu khiến và cầu mong nhân vật anh sẽ không để tâm đến việc hôm nay.

Câu 2: Tìm số từ trong những câu dưới đây. Xác định nghĩa mà số từ bổ sung cho danh từ trung tâm. Chỉ ra hiện tượng biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm đầu một số yếu tố cấu tạo trong các số từ là từ ghép. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 -  trang 70)

a. Ở bên phải cửa sổ xuất hiện bảy con bạch tuộc nữa. (Véc-nơ)

b. Ở đó đã tập hợp chừng hai mươi người cầm rìu sẵn sàng chiến đấu. (Véc-nơ)

c. Cuộc chiến đấu kéo dài mười lăm phút. (Véc-nơ) 

d. Căn Háp (Hab) có hệ thống liên lạc phụ thứ hai và thứ ba. (En-đi Uya)

Lời giải chi tiết:

Số từ trong những câu trên và nghĩa của chúng bổ sung cho danh từ trung tầm là:

  • a. “Bảy" ⇒ xác định chính xác số lượng những con bạch tuộc xuất hiện. 
  • b. “Hai mươi" ⇒ xác định chính xác số lượng người.
  •  c. “Mười lăm” ⇒ xác định chính xác thời gian. 
  • d. “Thứ hai - thứ ba" ⇒ biểu thị thứ tự. 

- Từ ghép chỉ số từ đó là: hai mươi, mười lăm, thứ hai, thứ ba. 

  • Hiện tượng biến đổi thanh điệu trong các từ ghép đó là: hai tiếng cùng thanh ngang (hai mươi) hoặc tiếng thứ nhất là thanh trắc và tiếng thứ hai là thanh ngang (thứ hai) hoặc phụ âm đầu một số yếu tố cấu tạo trong các số từ là.
  • Phụ âm đầu cấu tạo trong số từ là: có sự biến đổi từ phụ âm thanh hầu sang phụ âm môi (h->m: hai mươi), hoặc là từ âm môi sang âm lưỡi: m-> l (mười lăm).

Câu 3: Các tổ hợp “số từ + danh từ” in đậm trong những câu dưới đây giúp em hình dung về loài bạch tuộc như thế nào? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 -  trang 70)

a. Đó là một con bạch tuộc dài chừng tám mét. (Véc-nơ)

b. Thân nó hình thoi phình ở giữa, là một khối thịt nặng chừng hai mươi, hai lăm tấn. (Véc-nơ)

c. Con quái vật có tám vòi thì bảy vòi đã bị chặt đứt. (Véc-nơ)

Lời giải chi tiết:

Các tổ hợp “số từ + danh từ” trong các câu trên giúp em hình dung được về loài bạch tuộc khổng lồ giống như con thủy quái với những cái râu dài loằng ngoằng, chằng chịt.

Câu 4: Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Bạch tuộc, trong đó có sử dụng ít nhất ba phó từ và ba số từ. Chỉ ra nghĩa của các phó từ và số từ trong đoạn văn đó. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 -  trang 70)

Lời giải chi tiết:

Truyện khoa học viễn tưởng là những tác phẩm mà ở đó tác giả có thể tưởng tượng hay hư cấu dựa trên những thành tựu khoa học hay thành tựu về công nghệ. Một trong những minh chứng tiêu biểu cho thể loại này đó là văn bản Bạch tuộc. Mặc dù chưa tiếp xúc trực tiếp với bạch tuộc nhưng ta vẫn có thể thông qua tưởng tượng của nhà văn Véc- nơ để hình dung ra chúng. Đó là con vật dài chừng tám mét, đôi mắt của nó màu xanh xám nhìn thẳng mà không động đậy, bạch tuộc có khoảng tám chín chiếc râu tua rua dài loằng ngoằng gấp đôi thân. Những cái răng bằng sừng của chúng cứ mở ra rồi khép lại. Bạch tuộc là một con vật kì lạ, thân hình là một khối thịt lớn chừng hai mươi hai lăm tấn và có sự biến đổi màu sắc từ xám sang nâu đỏ và đặc biệt nó có  khả năng phun ra thứ độc màu đen để phòng thủ khi gặp nguy hiểm. Đó chính là loài bạch tuộc khổng lồ mà chúng ta được gặp thông qua nhà văn Véc-nơ.

- Số từ và phó từ đã sử dụng trong đoạn văn trên là:

  • Số từ: tám mét, tám chín chiếc râu, một con vật.
  • Phó từ: những tác phẩm, con vật này, mở ra, khép lại.