[SOẠN BÀI] THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TRANG 84

Câu 1: Đọc lại văn bản Cốm Vòng và trả lời các câu hỏi sau: (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - trang 86)

a. Chủ đề xuyên suốt các đoạn, các câu trong văn bản là gì?

b. Trình tự sắp xếp các đoạn, các câu trong văn bản có giúp chủ đề được liền mạch, thông suốt hay không? Tại sao?

Lời giải chi tiết:

a. Chủ đề xuyên suốt các đoạn và các câu trong văn bản đó là: 

  • Giới thiệu về cốm, một thức quà ngon, tinh tế. 
  • Ca ngợi về vẻ đẹp, vị ngon cùng hương thơm và giá trị của cốm.

b. Trình tự sắp xếp của các đoạn và các câu trong văn bản có góp phần giúp chủ đề được liền mạch và thông suốt vì giữa các đoạn luôn nhắc tới chủ đề chung của văn bản đó là Cốm làng Vòng.

Câu 2: Theo em, nếu thay đổi trật tự các đoạn trong Cốm Vòng thì có ảnh hưởng gì đến nội dung văn bản? Hãy thử thay đổi trật tự theo các cách khác nhau và trao đổi với các bạn ý kiến của mình. (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - trang 86)

Lời giải chi tiết:

- Theo em nếu thay đổi trật tự các đoạn trong văn bản “Cốm vòng" thì nội dung sẽ trở nên đứt đoạn, thiếu sự logic và mạch lạc trong cấu trúc toàn bài. Khi đó nội dung văn bản sẽ thiếu hấp dẫn, thiếu tinh tế và không tạo được hứng thú cho người đọc. 

- Em muốn thay đổi trật tự theo các cách khác như sau:

  1. Giới thiệu về cách thưởng thức cốm → Quá trình làm cốm → Cách gói cốm.
  2. Quá trình làm cốm → Cách thưởng thức cốm → Cách gói cốm.
  3. Cách gói cốm → Cách thưởng thức cốm → Quá trình làm cốm.

Câu 3: Văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát đề cập đến nhiều vấn đề như: hạt dẻ, cốm hạt dẻ, rừng cây mùa thu, du lịch Trùng Khánh, con người ở quê sống lâu và hiền hòa,... Như vậy có phải là văn bản thiếu mạch lạc không? Tại sao? (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - trang 86)

Lời giải chi tiết:

Theo em văn bản không thiếu tính mạch lạc vì các câu và các đoạn trong văn bản đều tập trung hướng tới vẻ đẹp của Trùng Khánh bao gồm rất nhiều khía cạnh khác nhau nhưng vẫn khai thác và đi sâu vào vẻ đẹp của dẻ Trùng Khánh. Các phần và các đoạn cũng được nối tiếp nhau theo một trình tự rõ ràng.

Câu 4: Xác định các từ ngữ địa phương theo vùng miền bằng cách đánh dấu chéo (X) vào ô phù hợp. (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - trang 87)

Lời giải chi tiết: