[SOẠN BÀI] TRAO ĐỔI VỀ MỘT VẤN ĐỀ MÀ EM QUAN TÂM

Đề bài: Câu chuyện của các bạn nhỏ trong hai văn bản “Bầy chim chìa vôi” và “Đi lấy mật chắc hẳn” gợi cho em nhiều suy nghĩ và cảm xúc về thế giới tuổi thơ. Từ thực tế cuộc sống của mình và những điều học hỏi được qua sách báo, phương tiện nghe nhìn, em hãy trao đổi với các bạn về một vấn đề mà em quan tâm. (SGK Ngữ văn 7, tập 1 - trang 30)

Lời giải chi tiết

a. Chuẩn bị nội dung nói

- Dựa vào chính thực tế cuộc sống của mình và những điều em biết được từ sách báo, phương tiện nghe nhìn để trao đổi về một vấn đề mà em cho là quan trọng, có ý nghĩa.

- Thu thập tư liệu cho nội dung trình bày:

  • Nhớ lại những trải nghiệm của em.
  • Tìm thêm thông tin liên quan từ sách báo hoặc các phương tiện nghe nhìn để có được cái nhìn toàn diện hơn về đề tài muốn nói.

- Ghi ngắn gọn một số ý quan trọng khi trình bày như: vấn đề trao đổi và các biểu hiện của nó, ý kiến của em, tác động của vấn đề và bài học rút ra sau khi bàn luận

- Dự kiến các nội dung người nghe có thể trao đổi để chuẩn bị phản hồi.

b. Tập luyện

Để trình bày tốt, em cần tập luyện trước khi trình bày trước lớp. Em có thể tập trình bày trước nhóm bạn hoặc người thân và lắng nghe các ý kiến nhận xét, góp ý để hoàn thiện bài nói.

II. TRÌNH BÀY BÀI NÓI

1. Người nói:

- Trình bày bài nói theo các nội dung đã được chuẩn bị, có thể sử dụng các ghi chú để không bỏ sót những nội dung quan trọng. 

- Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói, sử dụng cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung trình bày và thể hiện sự tương tác với người nghe.

- Có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ (tranh ảnh, đoạn phim ngắn, bài thơ, bài hát…) để bài nói thuyết phục hơn.

2. Người nghe:

- Tập trung lắng nghe nội dung trình bày của bạn.

- Ghi chép lại các ý quan trọng để nắm được nội dung chính của bài trình bày.

- Chú ý thái độ và cách trình bày vấn đề của người nói.

- Ghi lại một số nội dung sẽ trao đổi với người nói.

Bài tham khảo:  

Trong cuộc sống ngày nay có rất nhiều vấn đề đáng để quan tâm như: ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, nói tục chửi thể và một trong số đó không thể không kể đến bạo lực học đường. Tình trạng bạo lực học đường hiện nay của học sinh được diễn ra như thế nào? Những trường hợp đánh nhau, gây gổ, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm diễn ra rất nhiều và rất dễ dàng bắt gặp. Học sinh ngày nay chỉ cần có chút hiềm khích thôi cũng sẵn sàng lao vào ẩu đả và đánh nhau. Nguyên nhân gây ra bạo lực học đường có lẽ là do gia đình còn thiếu quan tâm đến con cái và nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh. Hoặc có thể là do ở độ tuổi này học sinh đang muốn tự khẳng định mình nên muốn đánh nhau để thể hiện bản thân. Tất cả những điều đó đều gây ra bạo lực học đường và dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng. Để khắc phục được tình trạng này thì sự giáo dục của gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng và cần thiết. Bản thân em còn là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường em sẽ cố gắng học tập thật tốt để không xa vào những tệ nạn xã hội như vậy.