[SOẠN BÀI] TRÌNH BÀY SUY NGHĨ VỀ MỘT VẤN ĐỀ ĐỜI SỐNG (ĐƯỢC GỢI RA TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐÃ ĐỌC)

1. TRƯỚC KHI NÓI

a. Chuẩn bị nội dung nói

- Tham khảo một số chủ đề như: Người lính, Tình yêu quê hương đất nước, Sự hòa quyện giữa tình yêu gia đình với tình yêu quê hương và lòng biết ơn đối với những người đang hằng ngày cống hiến cho xã hội một cách thầm lặng, về những đổi thay của cuộc sống hôm nay…

- Sưu tầm tranh ảnh, bài hát, bài thơ, đoạn phim ngắn,... để minh hoạ cho bài nói.

- Lập đề cương cho bài nói.

b. Tập luyện

- Tập trình bày trước nhóm bạn hoặc người thân và lắng nghe các ý kiến nhận xét để hoàn thiện bài nói. 

2. TRÌNH BÀY BÀI NÓI 

- Trình bày đầy đủ, mạch lạc những nội dung đã chuẩn bị.

- Kết hợp trình bày bài nói với việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ như tranh ảnh, đoạn phim ngắn, bài thơ minh hoạ,...

- Chú ý điều chỉnh âm lượng, tốc độ nói, sắc thái biểu cảm phù hợp với nội dung nói; thể hiện sự tương tác tích cực với người nghe.

- Trình bày bài nói trong thời gian quy định.

- Bài nói tham khảo: Hình ảnh người lính 

Kính chào thầy cô và các bạn. Sau đây tôi xin trình bày về một đề tài đã tốn không ít giấy mực của các nhà văn nhà thơ thời kì kháng chiến chống giặc cứu nước đó là đề tài người lính. Với đề tài này có người đã vẽ lên cuộc sống vất vả cùng với sự hi sinh anh dũng nơi chiến trường của các chiến sĩ, cũng có người vẽ lên vẻ đẹp oai hùng, uy nghi cùng tinh thần lạc quan yêu đời. Tất cả chúng đều thể hiện yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước sâu sắc. Vậy hình ảnh người lính hiện lên như thế nào trong thơ văn kháng chiến, mời thầy cô cùng các bạn lắng nghe và trao đổi.

Hình ảnh người lính được thể hiện ở xuất thân và lý tưởng sống cao đẹp. Người lính cụ Hồ xuất thân từ nhiều hoàn cảnh khác nhau có những người lao động nghèo, có những chàng thanh niên trẻ tuổi vô tư. Dù có xuất thân hay hoàn cảnh nào thì họ đều chiến đấu vì một lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng hy sinh tuổi xuân để bảo vệ Tổ quốc. Khi người nông dân mặc áo lính, họ trở nên gan lì dũng cảm, họ dẻo dai bền bỉ vượt qua trăm ngàn khó khăn, thử thách. 

Hình ảnh người lính còn được thể hiện qua hoàn cảnh sống, hoàn cảnh chiến đấu thiếu thốn đầy khắc nghiệt. Họ phải chiến đấu nơi rừng núi âm u rậm rạp và trong mọi hoàn cảnh khắc nghiệt khác nhau. Song người lính vẫn vượt lên trên tất cả để hoàn thành nhiệm vụ. Không chỉ đối mặt với thiên nhiên, thời tiết khắc nghiệt mà họ còn phải đối mặt với những cơn sốt rét rừng hành hạ. Thiếu thốn thuốc men, bom đạn thì luôn rình rập đe dọa sự sống. Bằng những hình ảnh chân thực và sống động thơ ca đã gieo vào lòng người đọc những xúc động sâu lắng về hoàn cảnh sống cũng như hoàn cảnh chiến đấu vô cùng gian khổ, thiếu thốn cùng sự hy sinh của những người lính cách mạng. Đất nước gian lao, cuộc đời người lính cách mạng cũng đầy khó khăn thử thách nhưng họ đã vượt lên trên tất cả để chiến thắng kẻ thù. 

Cuối cùng, hình ảnh người lính hiện lên là những người con yêu nước với những phẩm chất tốt đẹp. Họ đến từ khắp nơi trên mọi miền tổ quốc, gác lại những tình cảm cùng những ước mơ, khát khao riêng để băng qua bom đạn, vượt qua mọi khó khăn tiến về phía trước. Quyết tâm chiến đấu để bảo vệ nền độc lập cho quê hương đất nước. Dù cho hoàn cảnh chiến đấu còn nhiều cam go, thử thách, vẻ đẹp phẩm chất cách mạng của người lính vẫn tỏa sáng, họ chính là những bài ca đi cùng năm tháng và bất tử với thời gian. 

Thông qua bài trao đổi này tôi muốn chúng ta cùng nhau phát huy những nét đẹp của các anh lính bộ đội cụ Hồ bằng những hành động cụ thể như: cố gắng học tập thật tốt, tham gia vào các công việc chung của nhà trường, giúp đỡ bố mẹ việc nhà…

Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe, rất mong nhận được những sự góp ý để bài nói của tôi được hoàn thiện hơn.

3. SAU KHI NÓI 

Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau: