[SOẠN BÀI] TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ ĐỜI SỐNG (ĐƯỢC GỢI RA TỪ MỘT NHÂN VẬT VĂN HỌC)

1. Trước khi nói 

a. Chuẩn bị nội dung nói 

Tham khảo một số đề tài sau:

  • Các vấn đề được gợi ra từ nhân vật mèo Gióc-ba (Chuyện con mèo dạy hải âu bay): sự trân trọng lời hứa, sức mạnh kì diệu của tình yêu thương, niềm tin vào cuộc sống, vẻ đẹp của lòng can đảm, tôn trọng sự khác biệt,
  • Các vấn đề được gợi ra từ nhân vật Mên, Mon (Bầy chim chìa vôi); An, Cò (Đi lấy mật); nhân vật “tôi”, người cha (Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ): tình yêu thiên nhiên, trân trọng sự sống, tình yêu thương loài vật,...

b. Tập luyện

- Để có bài nói tốt, em cần tập luyện trước khi trình bày trước lớp.

- Cần nắm rõ các tiêu chí đánh giá bài nói. Hiểu được việc trình bày của mình được người nghe đánh giá như thế nào sẽ giúp em tập luyện tốt hơn. 

  • Giới thiệu được vấn đề đời sống được gợi ra từ một nhân vật văn học. 
  • Thể hiện ý kiến của người nói về vấn đề được trao đổi. 
  • Đưa ra được các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục. 
  • Nói rõ và truyền cảm. 
  • Sử dụng phù hợp các yếu tố phi ngôn ngữ (điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt,...). 
  • Mở đầu và kết thúc bài nói hợp lí. Có thể tạo sự chú ý với người nghe bằng cách mở đầu theo cách riêng của em như kể một câu chuyện ngắn, dẫn một câu nói nổi tiếng, nêu một kết quả khảo sát hay nghiên cứu, 

2. Trình bày bài nói 

- Với tư cách người nói, em cần lưu ý: 

  • Lần lượt trình bày các ý theo nội dung đã chuẩn bị.
  • Nhấn mạnh ý kiến riêng của mình về vấn đề đời sống.
  • Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói; sử dụng cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung trình bày và thể hiện sự tương tác với người nghe.

- Với tư cách người nghe, em cần lưu ý: 

  • Tập trung lắng nghe để nắm được nội dung trình bày của bạn. 
  • Chú ý cách trình bày và thái độ của người nói. 
  • Ghi lại một số nội dung dự kiến sẽ thảo luận với người nói.

3. Bài nói

Kính chào thầy cô và các bạn. Trong những tiết học trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về các nhân vật trong tác phẩm văn học, tất cả đều được nhà văn sáng tạo và gửi gắm những suy nghĩ, tình cảm của mình về cuộc sống qua đó tác động đến tình cảm cũng như nhận thức của người đọc. Chắc hẳn vẫn chưa bạn nào quên nhân vật người cha trong tác phẩm “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” đúng không? Đây là một nhân vật tích cực và có sức ảnh hưởng rất lớn vì thông qua nhân vật người đọc sẽ thấy được phương pháp giáo dục tích cực. Vậy phương pháp đó là gì? Mời thầy cô và các bạn cùng theo dõi. 

Trước hết, chúng ta cần hiểu phương pháp giáo dục là cách thức và đường lối có tính hệ thống nhằm giảng dạy và truyền đạt kiến thức một cách có hiệu quả nhất để người học có thể tiếp thu đạt hiệu quả cao. Người cha đã dạy cho con mình bằng phương pháp thực hành. Để dạy cho người khác về các loài hoa, ta có thể cung cấp thông tin và tri thức về loài hoa đó, hoặc tìm kiếm trên internet, sách báo. Nhưng người cha lại dạy cho con mình về các loài hoa bằng cách yêu cầu con nhắm mắt lại và chạm vào các bộ phận của cây để nhận biết. Ban đầu con còn sai và nhầm lẫn, dần dần con đã nhận biết được hết được các loài hoa trong vườn. Khi đã thành thạo, cha tăng mức độ khó lên bằng cách yêu cầu con nhắm mắt và ngửi hương thơm các loài hoa để nhận biết. Hai cha con đã cùng nhau luyện tập đến khi người con có thể nhận biết hết thì mới thôi.

Mỗi một phương pháp học tập đều sẽ đem lại một hiệu quả nhất định. Phương pháp học thực hành được gợi ra từ chuyện đã đem lại rất nhiều lợi ích. Việc học kết hợp với thực hành sẽ giúp ta hiểu sâu và nhớ lâu hơn. Khi trực tiếp thực hành ta sẽ nhớ rất kĩ và lâu hơn so với việc chỉ học lí thuyết thông qua sách vở. Áp dụng những kiến thức sách vở vào cuộc sống giúp ta rút ra được những bài học thực tiễn và rút ngắn khoảng cách đến thành công. Người cha đã đóng vai trò là người hướng dẫn gợi mở con đường tiếp cận tri thức cho con còn người con dựa vào sự hướng dẫn đó và tự lực rèn luyện để đạt được kết quả như mong đợi. Đây là pháp giáo dục hiện đại hướng đến phát triển năng lực của học sinh và lấy học sinh làm trung tâm. Trong thực tế, phương pháp này đã được quan tâm và chú trọng, người học cũng rất hứng thú vì nó được trải nghiệm và cảm nhận thực tế chứ không phải lý thuyết suông. Tuy nhiên phương pháp này hiện còn tồn tại do tốn nhiều thời gian và những yêu cầu khác về mặt kĩ thuật.

Trên đây là bài chia sẻ của tôi về một vấn đề đời sống được gợi ra từ nhân vật văn học, cụ thể là phương pháp giáo dục thực hành được gợi ra từ nhân vật người cha trong truyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe rất mong nhận được góp ý của thầy cô và các bạn để bài nói của tôi được hoàn thiện hơn. 

4. Sau khi nói 

Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau: