SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Gió chướng được tác giả miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 46)

Lời giải chi tiết:    

Gió chướng được tác giả miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh như:

  • Mới đầu gió nhẹ nhàng và e dè thông qua âm thanh của chuông gió “âm thanh từng giọt tinh tang, thoảng và e dè”.
  • Sau gió thành dòng, vội vã và gấp rút, gió mạnh cồn cào, nồng nhiệt nhưng cũng “thật dịu dàng”.

Câu 2: Hãy chỉ ra những biểu hiện của tâm trạng "lộn xộn, ngổn ngang" ở nhân vật "tôi" khi gió chướng về. Theo em, lí do nào khiến nhân vật "tôi" luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 46)

Lời giải chi tiết:   

- Biểu hiện của tâm trạng "lộn xộn, ngổn ngang" ở nhân vật “tôi” khi gió chướng về được thể hiện qua những chi tiết sau:

  •  Mừng vui khi gió chướng về vì khi có gió chướng và sắp đến Tết và sẽ được sắm quần áo mới.
  • Bực bội và buồn vì  khi gió chướng về là già thêm một tuổi, cảm giác như mất đi một cái gì đó.

⇒ Theo em nhân vật “tôi” luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng vì đây cũng là mùa thu hoạch.

Câu 3: Vì sao tác giả khẳng định "mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch"? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 46)

Lời giải chi tiết: 

- Tác giả khẳng định “mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch” vì:

  • Lúa vừa chín tới và hi vọng cũng rực lên theo màu lúa.
  • Mía già, ngọt nước và trĩu. Cầm khúc mía trên tay nặng trịch.
  • Vú sữa chín trên cây lúc lỉu và căng bóng.
  • Dưa hấu chín mọng. 

Câu 4: Câu văn cuối cùng của văn bản gợi cho em suy nghĩ gì? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 47)

Lời giải chi tiết: 

Câu văn cuối gợi cho em suy nghĩ về một cái Tết ấm no, đầy đủ nơi phố thị xa hoa. Nhưng ở nơi xa hoa đó lại không có những kí ức tuổi thơ và không có mùa gió chướng mà nhân vật tôi vẫn mong đợi. Qua đó ta có thể thấy được nỗi nhớ quê hương lúc nào cũng thường trực ở nhân vật tôi. 

Câu 5: Nêu cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 47)

Lời giải chi tiết:

Thông qua văn bản “Trở gió” ta có thể hình dung được sự thay đổi của cảnh vật vào dịp cuối năm và thấy được sự thay đổi trong cách cảm cùng cách nghĩ của con người. Đồng thời cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước tha thiết của tác giả. Phải yêu quê hương và nặng lòng với quê hương biết bao mới có được những cảm nhận sâu sắc và tỉ mỉ đến thế.