[SOẠN BÀI] TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II

Câu 1: Phương án nào nêu đúng đặc điểm thể loại của văn bản Lừa đội lốt sư tử. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 98)

A. Là loại truyện các nhà văn viết cho thiếu nhi nhiều nước trên thế giới

B. Là loại truyện lấy loài vật để nói lên bài học đối với con người

C. Là loại truyện ngắn hiện đại được viết nhằm tạo ra tiếng cười cho bạn đọc

D. Là loại truyện dịch do các nhà văn nước ngoài viết về động vật

Lời giải chi tiết:  

Đáp án đúng: C

Câu 2: Câu chuyện trên được kể theo ngôi kể nào? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 98)

A. Ngôi thứ 3

B. Ngôi thứ nhất 

C. Ngôi thứ nhất số nhiều

D. Ngôi thứ 2

Lời giải chi tiết:  

Đáp án đúng: C

Câu 3: Câu nào sau đây gợi ra bài học cho con người? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 98)

A. Một hôm, lừa lấy được bộ lông sư tử do thợ săn quẳng ra ngoài để phơi.

B. Khi nó đến gần thì tất cả, người cũng như thú đều bỏ chạy 

C. “Cái mã bề ngoài có thể che mắt được người đời, còn lời nói sẽ bộc lộ kẻ ngốc.”

D. Ngay sau đó cáo chạy lại bảo với nó rằng: “A, ta nhận ra nhà ngươi!”

Lời giải chi tiết:  

Đáp án đúng: C

Câu 4: Câu nào sau đây có chứa từ Hán Việt. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 98)

A. Trong ngày hôm ấy nó là một cú lừa đầy kiêu hãnh 

B. Khi nó đến gần thì tất cả, người cũng như thú đều bỏ chạy… 

C. Nó khoác vào và tiến về làng.

D. “A, ta nhận ra nhà ngươi!”.

Lời giải chi tiết:  

Đáp án đúng: C

Câu 5: Câu nào nêu đúng nội dung chính của văn bản Lừa đội lốt sư tử? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 99)

A. Nhân vật tôi kể về câu chuyện con lừa đội lốt sư tử

B. Ai đó kể chuyện về con lừa đội lốt sư tử

C. Con lừa đã kể về chuyện mình mượn lốt sư tử

D. Con cáo kể chuyện về con lừa đội lốt sư tử 

Lời giải chi tiết:  

Đáp án đúng: C

Câu 6: Phương án nào nêu đúng ý nghĩa (bài học) rút ra được từ câu chuyện trên? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 99)

A. Cáo luôn luôn là con vật tinh khôn, cần cảnh giác với nó 

B. Nên làm bạn thân với mọi người để tránh tai họa

C. Cần tránh xa những con vật hung dữ như sư tử

D. Mượn danh tiếng của người khác sẽ chuốc họa vào thân

Lời giải chi tiết:  

Đáp án đúng: C

b. Đọc đoạn trích sau và ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng của mỗi câu hỏi (từ câu 7 đến câu 9)

Câu 7: Phương án nào nêu đúng căn cứ chủ yếu để xác định đoạn trích trên là văn bản nghị luận? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 100)

A. Nêu lí lẽ nhằm thuyết phục học sinh cần có trách nhiệm với chính mình

B. Nêu lên các ví dụ về sự đam mê học tập, có chí tiến thủ làm những việc lớn

C. Nêu lên tầm quan trọng của việc xác định ngành nghề trong tương lai

D. Nêu lên ý nghĩa của các phương pháp học tập giúp học sinh học giỏi hơn.

Lời giải chi tiết:  

Đáp án đúng: C

Câu 8: Trong các câu sau, câu nào nêu lí lẽ? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 100)

A. Các bạn có thể là một tác giả có tài – thậm chí tài đến mức có thể viết được sách hay báo …

B. Dù bạn muốn làm gì với cuộc đời mình thì tôi cũng cam đoan rằng bạn phải học rồi mới làm được 

C. Các bạn có thể là một nhà cải cách hay phát minh có tài – thâm chí tài đến mức có thể khám phá ra một loại iphone mới 

D. Các bạn có thể trở thành thị trưởng hoặc thượng nghị sĩ …

Lời giải chi tiết:  

Đáp án đúng: C

Câu 9: Câu nào thể hiện rõ lời khuyên của tổng thống ô-ba-ma đối với học sinh? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 100)

A. Mỗi người trong các bạn đều giỏi một việc gì đó.

B. Đấy chính là cơ hội mà nền giáo dục có thể cung cấp cho các bạn

C. Bạn phải làm việc, phải rèn luyện và phải học thì mới có công việc tốt được

D. Các bạn có thể trở thành thị trưởng hoặc thượng nghị sĩ …

Lời giải chi tiết:  

Đáp án đúng: C

Câu 10: Tại sao có thể nói: “Kết quả học tập của các bạn quyết định chính tương lai của đất nước này.”? Viết vào vở câu trả lời ngắn gọn của em. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 100)

Lời giải chi tiết:  

Một đất nước có phát triển, có mạnh mẽ tiến lên sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đều là nhờ vào sự nỗ lực cùng sự cố gắng hết mình học tập của các bạn trẻ. Chính vì vậy mà nếu muốn quốc gia, muốn dân tộc mình ngày càng lớn mạnh, phát triển chúng ta chỉ có một con đường duy nhất đó là học tập.

VIẾT

Đề 1: Em hãy nêu suy nghĩ, cảm xúc và lí do yêu thích của bản thân đối với một bài thơ đã học ở sách Ngữ văn 7, tập hai. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 100)

Lời giải chi tiết: 

Bài thơ Những cánh buồm - Hoàng Trung Thông là một bài thơ giàu chất suy tư, trầm lắng trong hình ảnh thơ. Hình ảnh hai cha con cùng những hoài bão trong sáng làm người đọc rất xúc động.

Hình ảnh cánh buồm xuyên suốt bài thơ thể hiện ước mơ được bay cao, bay xa của nhà thơ. Hai cha con cùng nhau bước đi trên cát chứa chan hơi ấm lan truyền chan hòa trong sắc trời đại dương thật kỳ diệu. Bóng của hai cha con hiện lên nổi bật với sự nhỏ bé của con người trước khung cảnh thiên nhiên bao la rộng lớn. Hình ảnh đối lập ấy là bóng lênh khênh của cha bên cái bóng tròn chắc nịch của con thể hiện sự khác biệt giữa hai thế hệ đang bước đi trên cùng một hướng. Đại dương chứa đựng huyền diệu sau trận mưa càng trở nên đẹp đẽ, cũng như cha trong bóng chân dài, gầy để cho con sự chắc nịch khỏe khoắn đó chính là quy luật của tạo hoá. Những ước mơ của cha ngày trước sau này cũng là những ước mơ của con. Cha chỉ dẫn cho con đi trong thế giới màu hồng, thế giới của một chân trời trong tương lai rộng mở. Với tâm trạng náo nức con cha muốn đưa con đi tìm ước mơ mới, bay cao hơn xa hơn. Những lời tâm sự của cha giúp con có thêm chút hi vọng, chút ước mơ và những hình ảnh bền bỉ bước đi của cha và con. Đó chính là những ước mơ đầy táo bạo của con, muốn khám phá một trong những cánh buồm đầy ước mơ của trẻ thơ, muốn xông pha trên biển cả rộng lớn. Tác giả đã thể hiện một cách tinh tế, đặc sắc khát vọng sống đnag cháy bỏng trong mỗi con người.

Bài thơ đặc sắc với những hình tượng thơ độc đáo cùng nhịp thơ vừa trầm lắng vừa bay bổng và ào ạt những cảm xúc. Bài thơ đã gieo vào lòng hệ trẻ những ước mơ bay bổng, thúc giục chúng ta tìm tòi, khám phá để chinh phục thế giới. Nó như một lời động viên chúng ta phấn đấu không ngừng để vươn tới tầm cao của thời đại.

Đề 2: Có ý kiến cho rằng ăn mặc, sinh hoạt hằng ngày giản dị là biểu hiện của lối sống lạc hậu, quê mùa. Em có tàn thành suy nghĩ này không? Hãy nêu ý kiến của mình và đưa ra các lí lẽ bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến ấy. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 100)

Lời giải chi tiết: 

Từ xưa đến nay dân tộc Việt Nam chúng ta luôn đề cao đức tính giản dị của con người. Giản dị không những là một phẩm chất cao quý mà nó còn là lối sống, lối ứng xử in đậm trong văn hóa của người Việt Nam. Có ý kiến cho rằng “ăn mặc sinh hoạt hằng ngày giản dị là biểu hiện của lối sống lạc hậu, quê mùa”. Em thấy ý kiến này không chính xác.

Giản dị là lối sống không coi trọng vật chất, nó được biểu hiện ở lối sống đơn giản, không cầu kì, xa hoa, phô trương hay lãng phí. Giản dị còn thể hiện tinh thần yêu chuộng cuộc sống bình dị và gần gũi với thiên nhiên. Không chỉ ở lối sống mà giản dị còn được biểu hiện trong lời ăn tiếng nói hiền hòa, điềm đạm, có tình, có nghĩa của con người. Lạc hậu là bị tụt lại ở phía sau, không theo kịp đà phát triển chung của xã hội, sống quê mùa lạc hậu sẽ khiến con người không phát triển được bản thân và không nắm bắt được những xu thế của xã hội hiện đại. Sống giản dị không đồng nghĩa với sống lạc hậu, quê mùa. Người giản dị không những giản dị trong cách xây dựng không gian sống mà còn giản dị cả trong lời ăn tiếng nói, trong công việc và cách ứng xử. Những người giản dị thường ăn nói điềm đạm, ứng xử lịch sự, nhã nhặn họ rất ít khi gắt gỏng hay xung đột với ai. Họ lấy tình nghĩa làm nguyên tắc ứng xử khi có bất đồng họ sẽ không xung đột mà sẽ dĩ hòa vi quý. Lời nói của người sống giản dị đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, truyền đạt đúng và đầy đủ thông tin mà họ muốn nói. Trang phục của họ rất bình dị còn ăn uống cũng rất đạm bạc. Trong công việc họ cầu tiến nhưng không quá tham vọng, họ sẵn sàng đương đầu với khó khăn thử thách để hoàn thành tốt công việc. Rất ít khi ta thấy họ bỏ cuộc hay chấp nhận thất bại một cách dễ dàng.

Chính vì vậy mà em không tán thành ý kiến trên. Ví dụ tiêu biểu nhất về người có lối sống giản dị đó chính là chủ tịch Hồ Chí Minh. Người giản dị từ lời ăn, tiếng nói cho đến cả hành động cử chỉ của mình. Kể cả khi đã làm chủ tịch của một nước Người vẫn không hề sống xa hoa mà vẫn giữ đức tính giản dị. Người rất được nể phục, tin tưởng và yêu thương sự giản dị của Người chính là chuẩn mực cho các thế hệ tiếp theo noi gương.