[SOẠN BÀI] TỰ HỌC - MỘT THÚ VUI BỔ ÍCH

I. CHUẨN BỊ ĐỌC

Câu 1: Thế nào là tự học? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 6)

Lời giải chi tiết: 

Tự học là quá trình tự làm việc và tiếp thu kiến thức mà không có sự hướng dẫn chỉ hay bảo của người khác. Tự bản thân phải nghiên cứu, suy luận và tư duy khi ấy ta sẽ làm chủ được quá trình tiếp thu kiến thức, thời lượng học và khối kiến thức cần nạp cùng phương pháp học. 

Câu 2: Theo em, việc tự học có gì thú vị ? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 6)

Lời giải chi tiết: 

Theo em việc tự học thú vị vì ta có thể chủ động tiếp thu khám phá kiến thức, rèn luyện được tính kiên trì cùng sự sáng tạo đồng thời giúp ta có sự tự chủ, tự do chứ không có sự bắt buộc.

II. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

Câu 1: Vì sao tự học là “một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân”? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 6)

Lời giải chi tiết: 

Vì nó là du lịch cả trong không gian lẫn thời gian, sự hiểu biết của loài người chính là một thế giới mênh mông được đúc kết lại trong sách vở.

Câu 2: Những trích dẫn được sử dụng trong đoạn văn nhằm mục đích gì? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 7)

Lời giải chi tiết: 

Những trích dẫn nằm tăng hiệu quả, uy tín khi nói về ý nghĩa của tự học và giúp bài văn có cái nhiều đa chiều, phong phú.

III. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Câu 1: Văn bản trên được viết nhằm mục đích gì ? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 8)

Lời giải chi tiết: 

Văn bản được viết nhằm cổ vũ tinh thần tự học.

Câu 2: Em hãy chỉ ra mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản dựa vào sơ đồ sau:  (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 8)

Lời giải chi tiết: 

- Các ý kiến 1,2,3 đều làm rõ cho vấn đề cần bàn luận đó là thú vui tự học. 

- Khi đưa ra các ý kiến thì cần có các lí lẽ cùng bằng chứng để thuyết phục người nghe tin vào luận điểm đã đưa ra. 

Câu 3: Em có nhận xét gì về những bằng chứng tác giả nêu ra trong đoạn trích dưới đây? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 9)

“Quan trọng hơn cả, tự học còn là một thú vui rất thanh nhã, nó nâng cao tâm hồn ta lên. Ta vui vì thấy khả năng của ta đã thăng tiến và ta giúp đời nhiều hơn trước. Một thầy kí, một bác nông phu, bất kì hạng người nào, nếu chịu học hỏi tìm kiếm, cũng có thể cải thiện phương pháp của mình, và giảng giải những kinh nghiệm của mình cho người khác. Sau cùng, còn gì vui bằng tìm tòi và khám phá: Pát-tơ-xơ, Anh-xơ-tanh, hai vợ chồng Kiu-ri và hàng trăm nhà bác học khác, suốt đời nghèo nàn mà lúc nào cũng mãn nguyện hơn những vua chúa trên ngai vàng; cả tháng cả năm tự giam trong phòng thí nghiệm, không hề biết đến những tiêu khiển của đời mà thấy thời giờ trôi qua vẫn quá mau, là nhờ thú tự học, tìm tòi của họ.”

Lời giải chi tiết: 

Tác giả nêu lên những bằng chứng là các nhà khoa học nổi tiếng, những người có phát minh vĩ đại cho cuộc sống loài người nhờ vào tinh thần tự học. Điều này đã thuyết phục người đọc về lợi ích của tinh thần tự học.

Câu 4: Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra Tự học – một thú vui bổ ích là văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 9)

Lời giải chi tiết: 

Những dấu hiệu cho em biết “Tự học – một thú vui bổ ích” là văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống là:

  • Người viết thể hiện thái độ đề cao cùng sự đồng tình với việc tự học.
  • Đưa ra những lí lẽ và bằng chứng thuyết phục để làm rõ vấn đề.
  • Các lí lẽ cùng ý kiến được sắp xếp theo một trình tự hợp lí để người đọc có thể nhận ra được những lợi ích của việc tự học.

Câu 5: Có bạn cho rằng: Tự học là không cần sự trợ giúp của người khác. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 100 chữ để trao đổi về ý kiến này. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 9)

Lời giải chi tiết: 

Em không đồng tình với ý kiến “Tự học không cần sự trợ giúp của người khác” vì nó sai lệch hoàn toàn với bản chất của việc tự học. Việc tự học là chủ động tiếp thu kiến thức hay kĩ năng một cách tự nguyện không chịu bất kì sự ép buộc hay ràng buộc nào. Chúng ta có thể tự học trên nhiều nguồn khác nhau như: từ sách vở, đài báo đến thực tiễn cuộc sống, học từ những người xung quanh mình. Trong quá trình ấy rất cần đến sự giúp đỡ của những người khác bằng cách giới thiệu hoặc cùng mình học tập. Nhờ vào những điều ấy mà việc tự học sẽ trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn.