[SOẠN BÀI] TỤC NGỮ VÀ SÁNG TÁC VĂN CHƯƠNG

III. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Câu 1: Sau khi đọc truyện Nàng Bân, em hiểu như thế nào về cái rét nàng Bân được nhắc đến trong câu tục ngữ Tháng Giêng rét dài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 35)

Lời giải chi tiết: 

Sau khi đọc truyện Nàng Bân em hiểu cái rét được nhắc đến trong câu tục ngữ “Tháng Giêng rét dài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân” là cái rét giữa trời mùa nóng không phải rét đậm, rét hại.

Câu 2: Câu trả lời của tía nuôi nhân vật “tôi” ở cuối văn bản thứ hai giúp em hiểu gì thêm về câu tục ngữ Chim trời cá nước, ai được nấy ăn? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 35)

Lời giải chi tiết: 

Câu trả lời của tía nuôi nhân vật “tôi" giúp em hiểu ra rằng những tài sản chim cá tuy là của tự nhiên nhưng con người cũng phải đóng thuế để bảo vệ nó. +

Câu 3: Em hãy nêu tác dụng của việc sử dụng tục ngữ trong văn bản “Chim trời, cá nước ...” ...xưa và nay. Tìm một số câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 35)

Lời giải chi tiết: 

- Việc sử dụng tục ngữ trong văn bản “Chim trời, cá nước...” - xưa và nay có tác dụng tăng độ tin cậy cùng sức thuyết phục về nhận thức cho người đọc, giúp hình ảnh trong văn bản sinh động hấp - hấp dẫn dễ đi vào lòng bạn đọc và giúp độc giả nhận thức đúng đắc hơn về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cùng cách dùng câu tục ngữ này.

- Một số câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương là:

  • Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
  • Bảy nổi ba chìm.
  • Có công mài sắt, có ngày nên kim.
  • Phải duyên phải kiếp.
  • Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.

Câu 4: Đọc văn bản Nàng Bân, “Chim trời, cá nước ...” – xưa và nay, em rút ra được những lưu ý gì khi đọc hiểu và sử dụng tục ngữ? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 35)

Lời giải chi tiết: 

Sau khi đọc hai văn bản em đã rút ra được những lưu ý khi đọc hiểu và sử dụng tục ngữ đó là phải tùy vào hoàn cảnh cụ thể và phải hiểu được ý nghĩa của từng tục ngữ để sử dụng trong các ngữ cảnh khác nhau.