[SOẠN BÀI] TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN, LAO ĐỘNG VÀ CON NGƯỜI, XÃ HỘI

I. CÂU HỎI GIỮA BÀI 

Câu 1: Chú ý hình thức các câu tục ngữ. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 8)

Lời giải chi tiết: 

Các câu tục ngữ ngắn gọn, mỗi câu có số lượng từ không nhiều và thường có 2 vế trở lên. 

Câu 2: Nhận biết sự khác biệt về đề tài của các câu tục ngữ trong văn bản.  (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 8)

Lời giải chi tiết: 

Sự khác biệt về đề tài của các câu tục ngữ trong văn bản đó là: 

  • Chủ đề thiên nhiên: 1,2. 
  • Chủ đề lao động sản xuất: 3, 4, 5.
  • Chủ đề con người: 6, 7, 8.
  • Chủ đề xã hội: 9, 10.

III. CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Nhận xét về số lượng tiếng, vần, nhịp,... của các câu tục ngữ trong văn bản. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 9)

Lời giải chi tiết: 

- Số tiếng không nhiều (dưới 15 tiếng trong 1 cặp câu).

- Vần và nhịp đối xứng, hiệp vần với nhau.

- Lời lẽ cô đọng, súc tích và giàu hình ảnh. 

Câu 2: Nhận biết và chỉ ra tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu tục ngữ trên. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 9)

Lời giải chi tiết: 

- Biện pháp được sử dụng trong câu 1 là biện pháp đối lập (nắng- mưa, mau- vắng)

 ⇒ Việc sử dụng biện pháp đối lập để tạo nên sự hài hòa về âm thanh, so sánh, đối chiếu để khẳng định và nhấn mạnh những kinh nghiệm của người dân trong việc quan sát bầu trời để dự đoán thời tiết. 

Câu 3: Các câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động đã phản ánh những kinh nghiệm gì? Những kinh nghiệm ấy có vai trò như thế nào đối với người lao động? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 9)

Lời giải chi tiết:

⇒ Những kinh nghiệm ấy có vai trò rất lớn đối với người lao động, nó mang lại cho những người lao động những kinh nghiệm trong sản xuất, quan sát hiện tượng tự nhiên có thể đoán biết được thời tiết để sắp xếp công việc hay cảnh tỉnh sử dụng tài nguyên đất hợp lí và đề cao giá trị của tài nguyên. Đồng thời giúp con người biết cách khai thác tốt các điều kiện cùng hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.

Câu 4: Các câu tục ngữ về con người, xã hội muốn nhắn gửi mọi người điều gì? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 9)

Lời giải chi tiết: 

Các tục ngữ về con người và xã hội muốn đề cao con người hơn giá trị vật chất. Răng tóc đều là bộ phận của con người nên chúng ta cần giữ gìn. Đồng thời đề cao sự đoàn kiến, yêu thương đùm bọc lẫn nhau và phải biết yêu thương mọi người như yêu chính bản thân mình, mỗi con người đều cần rèn luyện để tu dưỡng bản thân từng chút một.

Câu 5: Trong những câu tục ngữ trên, em thích câu nào nhất? Vì sao? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 9)

Lời giải chi tiết: 

Trong các câu tục ngữ trên, câu tục ngữ em thích nhất đó là “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa” vì nó giúp em đoán được thời tiết hôm sau khi quan sát bầu trời đêm. 

Câu 6: Theo em, các câu tục ngữ trên có còn hữu ích với cuộc sống ngày nay không? Hãy nêu một câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động và một câu tục ngữ về con người, xã hội mà em thấy vẫn có ích với cuộc sống ngày này. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 9) 

Lời giải chi tiết: 

- Theo em các câu tục ngữ trên vẫn còn rất hữu ích trong cuộc sống ngày nay mặc dù nó không còn hoàn toàn chính xác nhưng nó vẫn đúng. 

- Một số câu tục ngữ khác còn hữu ích với cuộc sống như: 

  • Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn.
  • Trồng khoai đất lạ, gieo mạ đất quen.
  • Chớp đằng tây mưa dây bão giật.
  • Cầu vồng mống cụt, không lụt cũng mưa.
  • Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
  • Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.