[SOẠN BÀI] TƯỢNG ĐÀI VĨ ĐẠI NHẤT

I. CHUẨN BỊ

Yêu cầu: (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 43)

- Đọc trước văn bản Tượng đài vĩ đại nhất, tìm hiểu thêm thông tin về thời điểm ra đời của bài viết (ghi ở cuối bài). 

- Liên hệ với văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta và hiểu biết của em về những tấm gương hy sinh cao cả của những lớp người đi trước để hiểu thêm văn bản nghị luận này.

Lời giải chi tiết:  

- Thời điểm ra đời của bài viết là ngày 27/7 ngày Thương binh – Liệt sĩ, đây là ngày lễ kỉ niệm được tổ chức hàng năm nhằm tưởng niệm về những người thương binh, liệt sĩ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày lễ này được ghi nhận như một biểu hiện của truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, ăn quả nhớ kẻ trồng cây ở Việt Nam vào ngày này chính quyền các cấp cùng các đoàn thể đặc biệt là Hội cựu chiến binh tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, rầm rộ, chủ yếu là việc các cá nhân, tổ chức, nhà chức trách thăm và tặng quà cho các gia đình thương binh, liệt sĩ và dâng hương tri ân tại các Nghĩa trang liệt sĩ.

- Những tấm gương hi sinh cao cả của lớp người đi trước tiêu biểu như: Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lê Lợi, …Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh…..

II. CÂU HỎI GIỮA BÀI 

Câu 1: Ý khái quát được nêu phần 1 là gì? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 43)

Lời giải chi tiết:  

Ý khái quát của phần 1 là những câu chuyện về sự hi sinh cao cả vì nghĩa lớn, vì cộng đồng dân tộc mà ở nơi nào cũng có.

Câu 2: Phép lặp ở phần 2 có tác dụng biểu đạt điều gì? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 44)

Lời giải chi tiết:  

Phép lặp ở phần 2 có tác dụng tạo sự liên kết trong câu văn và trong đoạn văn đồng thời liệt kê nhấn mạnh tình yêu nước truyền lại từ đời này qua đời khác luôn hiện diện trong mọi ngóc ngách ở đời sống nhân dân Việt Nam. 

Câu 3: Chú ý các bằng chứng được nêu trong phần 2. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 44)

Lời giải chi tiết:  

Các bằng chứng trong phần 2 là những bằng chứng cụ thể, xác thực như: Việt Bắc, Tây Nguyên, Trường Sơn và kháng chiến chống thực dân, đế quốc.

Câu 4: Chú ý câu mở đầu phần 3. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 44)

Lời giải chi tiết:  

Câu mở đầu của phần 3 nêu lên luận điểm trực tiếp, ngắn gọn, không vòng vo dài dòng.

Câu 5: Thời điểm 27-7 được nêu ở cuối bài giúp em hiểu thêm gì về nội dung bài viết?  (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 45)

Lời giải chi tiết:  

Thời điểm 27-7 được nêu ở cuối bài giúp em hiểu thêm đó là ngày thương binh liệt sĩ. Là ngày tưởng nhớ các chiến sĩ đã anh dũng hi sinh để bảo vệ độc lập cho dân tộc. Văn bản cũng thể hiện tấm lòng của tác giả cũng như của nhân dân luôn hướng về cội nguồn, hướng về công lao to lớn của ông cha ta ngày trước.

III. CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Văn bản Tượng đài vĩ đại nhất viết về vấn đề gì? Vì sao có thể cho rằng vấn đề đó rất đáng quan tâm? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 45)

Lời giải chi tiết:  

Văn bản viết về sự hi sinh anh dũng của nhân dân vì nghĩa lớn, vì cộng đồng và vì dân tộc. Vấn đề đó rất đáng quan tâm vì đây là vấn đề phổ biến xung quanh chúng ra và nó có ý nghĩa sâu rộng đối với cộng đồng.

Câu 2: Mục đích của văn bản này là gì? Hãy chỉ ra những lí lẽ và bằng chứng cụ thể được tác giả nêu trong văn bản để làm sáng tỏ mục đích đó. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 45)

Lời giải chi tiết:  

- Mục đích của văn bản đó là cho mọi người đặc biệt là thế hệ sau này biết và nhớ đến công lao to lớn của anh hùng đã hi sinh thân mình gìn giữ bảo vệ Tổ Quốc, có được cuộc sống ấm no như ngày nay.

- Những lí lẽ và bằng chứng cụ thể được tác giả nêu trong văn bản để làm sáng tỏ mục đích đó là:

Câu 3: Em hiểu “tượng đài vĩ đại nhất” mà tác giả muốn nói tới là gì? Vì sao đó lại là “tượng đài vĩ đại nhất”? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 45)

Lời giải chi tiết:  

Theo em hiểu “Tượng đài vĩ đại nhất” mà tác giả muốn nói tới đó là hình hài nguyên vẹn của Tổ Quốc vì đó là xương máu, mồ hôi, công sức và trí tuệ của lớp lớp anh hùng, liệt sĩ.

Câu 4: Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) giải thích vì sao thế hệ trẻ cần phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn". (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 45)

Lời giải chi tiết:  

Truyền thống “Uống nước nhớ nguồn" là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, thế hệ trẻ chúng ta ngày nay cần có trách nhiệm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp ấy. Truyền thống này được hiểu là khi hưởng thụ thành quả của người đi trước thì cần trân trọng, biết ơn và giữ gìn, phát huy những thành quả đó. Bản thân mỗi chúng ta cần có những hành động thiết thực để bày tỏ và thể hiện truyền thống ấy. Những hành động cụ thể có thể kể đến như viếng thăm mộ liệt sĩ, biết ơn thương binh, bệnh binh vào ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 và những ngày cống hiến cao cả của thầy cô vào  20/11 với lòng biết ơn. Tất cả đều không phải là truyền thống gì xa vời mà luôn gần bên ta qua từng việc làm và qua từng hành động. Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ hay nói cảm ơn với người đã giúp đỡ cũng làm nên truyền thống rạng ngời trong người trẻ. Khi chúng ta ý thức được truyền thống ấy trong suy nghĩ cũng như hành động thì ta sẽ có hướng đi đúng đắn, sống vì người khác và biết cống hiến không ngừng. Nó sẽ trở thành nguồn động lực to lớn để thế hệ chúng ta học tập, thay đổi và rèn luyện để cống hiến cho quê hương. Ở thời đại 4.0 ngày nay ý thức của thế hệ trẻ đi xuống nên những truyền thống đạo lí ngày càng phai nhạt, vì vậy thế hệ trẻ càng cần nâng cao ý thức, phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn” hơn nữa.