[SOẠN BÀI] VĂN BẢN TRUYỆN NGỤ NGÔN

I. TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Kể một câu chuyện (em đọc được, nghe được hoặc tự mình trải qua) đã để lại cho em bài học sâu sắc. Bài học em rút ra được từ câu chuyện đó là gì? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 6)

Lời giải chi tiết:

Câu chuyện để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất đó là Thầy bói xem voi, em ấn tượng với nó vì những kinh nghiệm mà nó để lại. Bài học mà câu chuyện mang lại cho em đó là cần xem xét toàn diện và để đánh giá được một sự việc nào đó chúng ta cần có sự quan sát toàn diện chứ không nên lấy cái lẻ để chỉ cái toàn diện.

Câu 2: Hãy chia sẻ cách hiểu của em về câu nói sau: "Anh ta nhận ra mình chỉ là ếch ngồi đáy giếng mà thôi". (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 6)

Lời giải chi tiết:

Câu nói trên thể hiện sự tự nhận thức về bản thân trong cuộc sống. Nhân vật “anh ta” có tầm nhìn hạn hẹp, không coi ai ra gì, tính tình thì tự cao tự đại luôn luôn cho rằng mình giỏi hơn tất cả và lúc nào cũng khinh thường người khác.

II. ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Số tiền người thợ mộc bỏ ra mua gỗ. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 6)

Lời giải chi tiết:

Số tiền mà người thợ mộc bỏ ra mua gỗ là: 300 quan tiền.

Câu 2: Hành động của người thợ mộc mỗi khi nhận được lời khuyên của người qua đường. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 6)

Lời giải chi tiết:

Mỗi khi nhận được lời khuyên người thợ mộc đều cho là đúng và đẽo cày theo ý của những người qua đường đó.

Câu 3: Vì sao người thợ mộc không bán được cày? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 7)

Lời giải chi tiết:

Người thợ mộc không bán được cày vì những chiếc cày mà anh đẽo ra không phù hợp với việc cày ruộng.

Câu 4: Sự khác nhau về môi trường sống của ếch và rùa. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 7)

Lời giải chi tiết:

Sự khác nhau về môi trường sống của ếch và rùa như sau:

  • Ếch: sống trong giếng → nhỏ bé và hạn hẹp. 
  • Rùa: sống ở biển Đông → rộng lớn và mênh mông. 

Câu 5: Những điều khiến ếch cảm thấy sung sướng. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 7) 

Lời giải chi tiết:

Ếch sung sướng vì có thể ra khỏi giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi lại vô giếng, ngồi nghỉ trong những kẽ gạch của thành giếng. Bơi trong nước thì nước đỡ nách và cằm, nhảy xuống bùn thì bùn lấp chân tới mắt cá. Ngó lại phía sau, thấy những con lăng quăng, con cua, con nòng nọc, không con nào sướng bằng. Vả lại một mình chiếm một chỗ nước tụ, tự do bơi lội trong một cái giếng sụp, còn vui gì hơn nữa? 

Câu 6: Biểu hiện của ếch khi được nghe về biển. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 8) 

Lời giải chi tiết:

Khi nghe về biển ếch ngạc nhiên thu mình lại, hoảng hốt và bối rối.

Câu 7: Mối có thái độ như thế nào khi thấy kiến làm việc vất vả? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 8) 

Lời giải chi tiết:

Khi thấy kiến làm việc vất vả thì mối chê cười.

Câu 8: Kiến tỏ thái độ ra sao về lối sống của mối? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 9) 

Lời giải chi tiết:

Kiến tỏ ra phê phán về lối sống của mối.

Câu 9: Lối sống của mối gây ra hậu quả nghiêm trọng như thế nào? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 9)  

Lời giải chi tiết:

Lối sống của mối chẳng vun thu xứ sở, đục ăn chỗ ở nên có ngày nhà sẽ đổ sập. 

III. SAU KHI ĐỌC 

Câu 1: Người thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường đã xử sự thế nào trước mỗi lời khuyên, khiến công sức và của cải "đi đời nhà ma"? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 10)

Lời giải chi tiết:

Người thợ mộc nghe và làm theo mọi lời khuyên mà không hề suy nghĩ nên công sức cùng của cải đều “đi đời nhà ma".

Câu 2: Nếu là người thợ mộc trong câu chuyện này, em sẽ làm gì trước những lời khuyên như vậy? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 10)

Lời giải chi tiết:

Nếu là người thợ mộc em sẽ cảm ơn những lời góp ý của những người qua đường nhưng sẽ xem xét và tìm hiểu thật kĩ sự đúng đắn trong những lời góp ý ấy.

Câu 3: Những điều gì làm cho con ếch trong truyện Ếch ngồi đáy giếng cảm thấy sung sướng? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 10)

Lời giải chi tiết:

Những điều khiến con ếch sung sướng là: có cuộc sống tự do, thấy những con vật khác không bằng mình và nó tự hào với địa vị “chúa tể” của mình ở trong giếng, đến mức khoe khoang với rùa về “thế giới trong giếng” của mình.

Câu 4: Hãy chỉ ra những điểm khác biệt về môi trường sống của ếch và rùa. Sự khác biệt đó ảnh hưởng đến nhận thức và cảm xúc của hai con vật như thế nào? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 10)

Lời giải chi tiết:

Sự khác nhau về môi trường sống của ếch và rùa như sau:

  • Ếch: sống trong giếng → nhỏ bé và hạn hẹp vì vậy mà choáng ngợp trước cái vĩ đại của biển.
  • Rùa: sống ở biển Đông → rộng lớn và mênh mông vì vậy nên chứng kiến được nhiều điều và kể cho ếch về niềm sung sướng mà rùa được trải nghiệm.

Câu 5: Vì sao con ếch "ngạc nhiên, thu mình lại, hoảng hốt, bối rối"? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 10)

Lời giải chi tiết:

Con ếch có phản ứng như vậy vì sự vĩ đại của biển nằm ngoài hiểu biết của nó. Ếch cảm giác nhỏ bé, mất niềm tin và thậm chí là xấu hổ vào những điều nó tự hào trước đây.

Câu 6: Trong truyện Con mối và con kiến, quan niệm sống của mối và kiến bộc lộ như thế nào qua các lời thoại của chúng?  (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 10)

Lời giải chi tiết:

Câu 7: Theo em, thiện cảm của người kể chuyện được dành cho mối hay kiến? Vì sao em khẳng định như vậy? (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 10)

Lời giải chi tiết:

Theo em thiện cảm của người kể chuyện được dành cho kiến vì nó có quan điểm sống rất đúng đắn và tích cực.

Câu 8: Nêu những điểm giống nhau về nội dung của ba truyện ngụ ngôn: Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 10)

Lời giải chi tiết:

IV. VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC 

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 10)

Lời giải chi tiết:

Truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” là một câu chuyện rất độc đáo, ấn tượng và có ý nghĩa răn dạy về việc tiếp thu ý kiến của người khác. Anh thợ mộc trong truyện đã bỏ ra 300 quan tiền để mua gỗ về làm nghề đẽo cày bán giữa đường. Tưởng chừng như công việc sẽ thuận buồm xuôi gió nhưng nào ngờ lại có sự đặc biệt xuất hiện. Khi anh đẽo cày giữa đường mỗi người đi qua góp ý và ai nói gì anh ta cũng làm theo nên cuối cùng cày không bán được, vốn liếng thì cũng đi đời nhà ma. Qua câu chuyện ông cha ta muốn khuyên nhủ mọi người rằng hãy giữ vững quan điểm và có lập trường kiên định để đạt được mục tiêu của chính mình, không giao động. Tuy nhiên vẫn phải lắng nghe ý kiến của người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc và có suy nghĩ đúng đắn.