[SOẠN BÀI] VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ CON NGƯỜI, SỰ VIỆC

I. HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH KIỂU VĂN BẢN

Câu 1: Trong bài viết trên, người viết đã bộc lộ cảm xúc về điều gì? (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - trang 91)

Lời giải chi tiết:

Trong bài viết trên người viết đã bộc lộ cảm xúc về lễ đón giao thừa ở quê hương của mình. 

Câu 2: Tìm trong đoạn mở bài câu giới thiệu về sự việc, câu văn thể hiện cảm xúc của người viết đối với sự việc. (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - trang 92)

Lời giải chi tiết:

- Câu giới thiệu về sự việc trong đoạn mở bài là: “Thời gian làm nhòa nhiều thứ, nhưng không sao xóa đi mảnh kí ức đặc biệt trong tôi, về một lần cách đây nhiều năm trước, tôi đã đón cái Tết ở Cần Thơ - mảnh đất cha tôi sinh ra, cũng nơi gieo cho tôi bao nhớ thương”.

- Câu văn giới thiệu cảm xúc của người viết đối với sự việc trong đoạn mở bài là: “Thành phố phồn hoa biết mấy, thế mà tôi lại nặng tình tha thiết với quê hương”.

Câu 3: Ở phần thân bài, người viết đã biểu lộ cảm xúc như thế nào về sự việc? Để làm rõ những cảm xúc ấy, người viết đã sử dụng những yếu tố hỗ trợ nào? (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - trang 92)

Lời giải chi tiết:

- Ở thân bài người viết đã bộc lộ cảm xúc bồi hồi, xúc động vì nhớ những kỉ niệm ngày tết ở quê hương gắn bó bên gia đình, người thân cùng với sự trân trọng những giá trị truyền thống thuật về gia đình. 

- Để làm rõ cảm xúc ấy người viết đã sử dụng yếu tố tự sự kết hợp miêu tả để lý giải cho cảm xúc và làm cho bài viết trở nên giàu hình ảnh, cảm xúc đồng thời có sức hấp dẫn hơn. 

Câu 4: Em có nhận xét gì về cách viết đoạn kết của bài văn? (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - trang 92)

Lời giải chi tiết:

Phần kết bài người viết đã trình bày cảm xúc nhớ thương của mình về kỉ niệm đón giao thừa ở quê hương Cần Thơ.

Câu 5: Từ bài viết trên, em rút ra được những lưu ý gì về cách viết bài văn biểu cảm về sự việc? (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - trang 92)

Lời giải chi tiết:

Từ bài viết trên em rút ra được những lưu ý là: tình cảm trong bài viết phải chân thực và trong sáng, cần sử dụng ngôi thứ nhất, kết hợp miêu tả và tự sự để hỗ trợ cho biểu lộ cảm xúc, cần đủ bố cục ba phần. 

II. HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH VIẾT

Đề bài: Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc.(SGK Ngữ văn 7 tập 1 - trang 92)

Lời giải chi tiết:

Tết đến xuân về, khắp nơi trên đất nước Việt Nam đều như được khoác lên mình một chiếc áo mới, nó mang đến những hy vọng về một năm mới may mắn, tốt đẹp hơn.

Mùa xuân đến, Tết gõ của mọi nhà mang đến nhiều niềm vui và hạnh phúc, trẻ em háo hức mong chờ Tết đến đến người lớn thì lại bận rộn chuẩn bị cho những ngày Tết. Thời tiết vào những ngày xuân thường ấm áp hơn những cành đào thì chớm nở. Những lá cờ đỏ sao vàng treo trên cao bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi. Ngoài đường người đi mua sắm tấp nập, những tiếng cười nói vang lên đầy ắp những đường ngõ. Mấy đứa trẻ nghịch ngợm nô đùa quanh những hàng bán pháo bông. Không khí những ngày tết tuyệt vời biết bao. Vào chiều ba mươi Tết cả nhà sẽ quây quần bên nhau ăn bữa cơm tất niên và khoảnh khắc giao thừa mọi người đều hân hoan trong niềm vui, hạnh phúc cho một khởi đầu “An khang thịnh phượng” hay “Vạn sự như ý”. Những ngày tết thật hạnh phúc khi cả gia đình đều được quây quần bên nhau, mùng một tết em sẽ theo bố mẹ sang chúc Tết ông bà nội ngoại. Những ngày tết chính là dịp để mọi người được gần gũi hơn với nhau. 

Không khí ấm áp của những ngày tết cổ truyền khiến em cảm thấy vô cùng hạnh phúc em tin rằng sau này dù có ra sao thì người dân Việt Nam vẫn sẽ giữ gìn được những nét đẹp của dịp Tết cổ truyền dân tộc.