[SOẠN BÀI] VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI SỰ VIỆC CÓ THẬT LIÊN QUAN ĐẾN MỘT NHÂN VẬT LỊCH SỬ

Đề bài: Xung quanh cuộc đời và sự nghiệp của các nhân vật lịch sử có biết bao câu chuyện thú vị. Những câu chuyện đó giúp chúng ta hiểu thêm về cuộc sống và con đường để họ trở thành những người có nhiều đóng góp làm thay đổi cuộc sống của chúng ta và thậm chí thay đổi cả thế giới. Em hãy kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 45)

Lời giải chi tiết:

Thân phụ của Trần Quốc Tuấn và vua Trần Thái Tông vốn là anh em nhưng trở nên bất hoà vào năm 1251 trước khi qua đời Trần Liễu trăng trối với con trai rằng: "Con hãy vì cha mà lấy thiên hạ. Nếu không, nơi chín suối, cha không thể nhắm mắt!". Khi đó tuy Trần Quốc Tuấn gật đầu nhưng ông khôn cho đó là điều mình phải làm mà ông luôn tìm cách để xóa bỏ mọi hiềm khích trong hoàng tộc.

Vào cuối năm 1284 khi giặc Nguyên - Mông sắp kéo đại binh sang xâm lược nước ta Trần Quốc Tuấn được vua Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh. Từ Vạn Kiếp, Vương đã kéo quân mã về Thăng Long để cùng  với Triều đình bàn kế chống giặc. Một hôm khi Trần Quốc Tuấn mời Thái sư Thượng tướng quân Trần Quang Khải xuống chiếc thuyền đóng tại Đông Bộ Đầu để đàm đạo. Ông đã dùng nước thơm tắm cho Trần Quang Khải, vừa dội nước thơm lên người Thái sư vừa nói:

- Thật hạnh ngộ tôi lại được hầu tắm Thái sư. 

- Thật diễm phúc biết bao, tôi lại được Quốc công tắm cho.

Kể từ đó, mối tị hiềm giữa hai người được xóa bỏ hẳn. Lúc bấy giờ thế giặc rất mạnh không biết ta nên "đánh" hay nên "hòa". Trần Quốc Tuấn đã xin Thái Thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông mời các bô lão lớn tuổi nhất và danh vọng nhất về Thăng Long để bàn kế giữ nước. Tại điện Diên Hồng tiếng hô "Quyết chiến! Quyết chiến!" của các bô lão khiến Kinh Thành rung chuyển. 

Trần Quốc Tuấn đã viết  "Hịch tướng sĩ" và "Binh thư yếu lược” để cổ vũ tinh thần các chiến sĩ. Các tướng sĩ hăm hở luyện tập cung tên, giáo mác và chiến mã không những vậy àng vạn hùng binh thích vào cánh tay hai chữ "Sát Thát". Vào mùa hè năm 1280, năm mươi vạn quân xâm lược Nguyên - Mông bị đánh tơi tả. Toa Đô bị chém đầu còn Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để tránh những mũi tên tẩm thuốc độc mới thoát chết!