[SOẠN BÀI] VIẾT BÀI VĂN KỂ VỀ MỘT SỰ VIỆC CÓ THẬT LIÊN QUAN ĐẾN NH N VẬT HOẶC SỰ KIỆN LỊCH SỬ

I. ĐỊNH HƯỚNG 

a. Sự việc có thật là sự việc đã xảy ra trong đời thực, không hư cấu, tưởng tượng, được nhiều người biết hoặc chứng kiến, có sử sách ghi lại, … Nhân vật hoặc sự kiện không chỉ có trong lịch sử đấu tranh giữ nước mà còn là những con người hoặc sự kiện trong các lĩnh vực lao động, văn hoá, khoa học như: nhà bác học, nhà phát minh sáng chế, nhà văn, hoạ sĩ, nhạc sĩ, các vận động viên nổi tiếng...Các câu chuyện liên quan đến sự kiện hoặc nhân vật lịch sử thường được kể lại bởi người chứng kiến hoặc được sưu tầm, nghiên cứu và thể hiện lại qua sách, báo, phim ảnh,...

- Vì thế, muốn viết bài văn theo yêu cầu trên, các em cần đọc sách, báo,..., sưu tầm một số câu chuyện lịch sử về:

  • Những anh hùng dân tộc từ xưa đến nay.
  • Những tấm gương về lòng yêu nước, lòng dũng cảm trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
  • Chuyện về cuộc đời hoạt động cách mạng và sinh hoạt đời thường của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các chiến sĩ cách mạng hoặc các nhà hoạt động xã hội nổi tiếng.
  • Những hoạt động khoa học, sáng tạo trong nhiều lĩnh vực cuộc sống. 

Câu hỏi: (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 34)

- Văn bản kể lại sự việc gì? Ai là người kể chuyện? 

- Sự việc ấy liên quan đến nhân vật hay sự kiện lịch sử nào? 

- Những câu văn nào thể hiện sự kết hợp yếu tố miêu tả với yếu tố tự sự? 

Lời giải chi tiết:

- Văn bản kể lại quá trình về sự ra đời của bài hát Tiến quân ca do tác giả Ngọc An tổng hợp lại.

- Sự việc này có liên quan đến nhạc sĩ Văn Cao và sự kiện lịch sử đó là đất nước sắp bước sang một thời kì mới, thời kì kháng chiến chống Nhật năm 1945.

- Những câu văn thể hiện sự kết hợp yếu tố tự sự với yếu tố miêu tả trong văn bản là:

  • “Tôi chưa được cầm một khẩu súng, chưa được gia nhập đội vũ trang nào, tôi chỉ biết đang làm một bài hát. Tôi chưa được biết chiến khu, chỉ biết những con đường ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen.”
  • Nhưng với tất cả lòng nhiệt huyết của chàng trai trẻ yêu nước, trên căn gác nhỏ… Văn Cao thấy mình như đang sống ở một khu rừng nào đó trên kia.
  • Bài hát Tiến quân ca được hàng ngàn người hòa nhịp cất cao tiếng hát trước Quảng trường Nhà hát Lớn.
  • Bài Tiến quân ca đã nổ ra như một trái bom. Nước mắt tôi trào ra. Xung quanh tôi, hàng ngàn giọng hát cất vang lên theo những đoạn sôi nổi
  • Ở cánh tay áo mọi người, những băng cờ đỏ sao vàng đã thay băng vàng…Anh là người đã buông cờ đỏ sao trên kia và xuống cướp loa phóng thanh hát.

b. Để viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, các em cần chú ý:

- Xác định sự việc sẽ kể là sự việc gì. Sự việc ấy có liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử nào? Sự việc do em được nghe kể lại hay đọc từ sách, báo, ...?

- Xác định ngồi kề, nhân vật và sự việc chính, ... 

- Lập dàn ý cho bài viết. 

- Kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả trong khi kể.

II. THỰC HÀNH

Bài tập: Chọn một trong hai đề sau: (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - trang 34)

Đề 1: Các em đã học và đọc nhiều câu chuyện lịch sử, hãy viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em yêu thích.

Đề 2: Dựa vào văn bản ở mục “Định hướng”, em hãy đóng vai nhạc sĩ Văn Cao, viết bài văn kể lại sự ra đời của bài hát “Tiến quân ca”.

a. Chuẩn bị (Với đề 2)

- Xem lại cách viết bài văn kể chuyện chú ý các yếu tố thời gian, địa điểm, nhân vật, sự việc, tình tiết, cốt truyện và ngôi kể.

- Đọc lại văn bản Nhạc sĩ Văn Cao sáng tác “Tiến quân ca”.

- Xác định ngôi kể, trình tự kể, ghi chép lại các chi tiết, sự việc, lời nói của các nhân vật cần chú ý từ văn bản đã đọc.

b. Tìm ý và lập dàn ý 

- Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

  • Ai là người kể chuyện → Nhạc sĩ Văn cao, kể bằng ngôi thứ nhất - xưng tôi.
  • Câu chuyện xảy ra ở đâu, khi nào → Chuyện xảy ra ở căn gác nhỏ ở phố Nguyễn Thượng Hiền - Hà Nội khi đất nước sắp bước sang thời kì mới, thời kì kháng chiến chống Nhật.
  • Trong câu chuyện, có những nhân vật nào → Anh Ph.D, Vũ Quý, Nam Cao.
  • Những sự kiện nào liên quan đến sự và đời của bài hát Tiến quân ca → Trước khi sáng tác “Tiến quân ca" Nam Cao không còn khát vọng, ước mơ của tuổi thanh niên, cuộc sống của ông buồn chán và thất vọng. Đúng lúc đó Nam Cao gặp được Vũ Quý thông qua người bạn Ph.D, Vũ Quý đã giao cho ông sáng tác nghệ thuật. → Khi viết “Tiến quân ca" tôi chưa cầm súng, chưa ra chiến kh và cũng chưa gặp chiến sĩ nhưng tại căn gác nhỏ tại phố Nguyễn Thượng Hiền -  Hà Nội, tôi đã viết lên những lời ca “Tiến quân ca”. → Sau khi “Tiến quân ca" đời: lần đầu được hát trong ngày 17-8-1945, khi diễn ra cuộc mít tinh của công chức Hà Nội. Lần thứ hai, là trong cuộc mít tinh vào ngày 19-8, hàng ngàn người và các em thiếu nhi cùng hát “Tiến quân ca”.
  • Người kể có suy nghĩ gì về sự kiện bài hát Tiến quân ca ra đời → Đến nay “Tiến quân ca" vẫn là bài hát được chọn làm Quốc Ca Việt Nam, đây là niềm tự hào của cả dân tộc. 

- Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần

c. Viết

Cho đến nay, Tiến quân ca vẫn là bài hát quen thuộc và gần gũi với tất cả người dân Việt Nam vì đó chính là Quốc ca của nước ta. Nhưng có lẽ sự ra đời của nó không phải ai cũng rõ, tôi xin được kể lại câu chuyện về sự kiện lịch sử này. 

Tuổi thanh niên là tuổi của ước mơ, tuổi của hoài bão và khát vọng vậy mà lúc đó tôi lại không còn khát vọng, ước mơ của tuổi thanh niên, bủa vây cuộc đời tôi lúc ấy là buồn chán và thất vọng. Vào cái lúc tôi tuyệt vọng nhất thì tôi đã gặp được Vũ Quý thông qua Ph.D. Khi gặp Vũ Quý tôi muốn được tham gia chiến khu cùng các em cầm súng lên giết giặc nhưng có lẽ Vũ Quý đã theo dõi sự nghiệp sáng tác của tôi nên giao cho tôi sáng tác nghệ thuật để cổ vũ tinh thần cho quân đội cách mạng. Khi bắt đầu viết “Tiến quân ca" tôi chưa được cầm súng, chưa được gia nhập đội vũ trang, chưa được ra chiến khu và chưa từng được gặp chiến sĩ cách mạng trong khóa quân chính ấy. Nhưng tại căn gác nhỏ ở phố Nguyễn Thượng Hiền - Hà Nội tôi lại hình dung đó là chiến khu, là một khu rừng nào đó trên Việt Bắc và cứ như vậy lời ca đã được ra đời. Từng con chữ tự nhiên hiện ra dưới ngòi bút của tôi. Tại căn gác nhỏ ấy Ph.D đã chứng kiến sự ra đời của “Tiến quân ca" và Vũ Quý chính là người đầu tiên biết đến bài hát này. “Tiến quân ca” được chào đón rất nồng nhiệt, nó được công bố lần đầu vào ngày 17-8-1945 khi diễn ra cuộc mít tinh của công chức Hà Nội. Hàng ngày người đã hòa nhịp cất cao tiếng hát  trước Quảng trường Nhà hát Lớn. Buổi hôm đó “Tiến quân ca" nổ ra như một trái bom, nước mắt tôi trào ra khi xung quanh là hàng ngàn giọng hát cất vang theo những đoạn sôi nổi. Trong một lúc những tờ truyền đơn in “Tiến quân ca” được phát cho từng người  trong hàng ngũ dự mít tinh. Lúc này Ph.D đã buông lá cờ đỏ sao vàng trên kia xuống, cướp loa phóng thanh hát vang “Tiến quân ca”. Hàng vạn quần chúng ngày hôm đó đã bị con người trầm lặng có sức hát ấy hấp dẫn, đó cũng là người hát trước quần chúng lần đầu tiên và cũng là một lần duy nhất. Lần thứ hai “Tiến quân ca" xuất hiện đó là vào cuộc mít tinh vào ngày 19-8, hàng ngàn người cùng các em thiếu đã cùng cất lời ca, thét lên những tiếng căm thù vào mặt bọn đế quốc cùng sự hào hùng chiến thắng của cách mạng.

“Tiến quân ca" đã được ra đời như vậy đấy. Sau đó, nó đã được chọn làm Quốc ca Việt Nam cho đến ngày nay, đây là một niềm tự hào không phải của riêng tôi mà là của cả dân tộc Việt Nam.

d. Kiểm tra và chỉnh sửa 

- Đọc lại bài viết, kiểm tra các ý đã đầy đủ và đúng trình tự được nêu ở dàn ý chưa. 

- Tự phát hiện và biết cách sửa các lỗi về viết như: 

  • Lỗi về ý: thiếu ý, ý lộn xộn, lạc ý, ý tản mạn.
  • Lỗi về diễn đạt (dùng từ, viết câu), chính tả.