[SOẠN BÀI] VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG (TRÌNH BÀY Ý KIẾN TÁN THÀNH)

Đề bài: Các vấn đề trong đời sống luôn đa dạng, phức tạp và thường được đánh giá khác nhau, tùy cách nhìn nhận của mỗi người. Sự trung thực của con người thể hiện ở thái độ biết tán thành những ý kiến đúng, phản đối những ý kiến sai trái. Phần Viết của bài học này yêu cầu em bàn luận về một vấn đề trong đời sống, theo hướng trình bày ý kiến tán thành. Sự tán thành dĩ nhiên phải được đặt trên cơ sở những nguyên tắc ứng xử và nền tảng đạo lí thích hợp, cũng như sức thuyết phục của ý kiến tùy thuộc vào những lí lẽ và bằng chứng được sử dụng. (SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - trang 16)

Lời giải chi tiết:

Học tập luôn là vấn đề quan trọng và nó kéo dài suốt cuộc đời của mỗi người. Để có thể tiếp thu được những tri thức cùng những điều hay trong thế giới thì bản thân mỗi người không thể đi một mình mà cần có sự soi đường chỉ lối của những người xung quanh. Ông cha ta đã từng đề cao vai trò của nghề giáo thông qua câu nói “Không thầy đố mày làm nên” nhưng cũng có một câu nói rằng “Học thầy không tày học bạn”. Tuần trước lớp tôi đã được giao đề tài thảo luận này rằng việc học ai mới là điều đúng đắn nhất của mỗi người.

Có bạn cho rằng “Không thầy đố mày làm nên” là rất chính xác bởi chúng ta đều không thể phủ nhận được vai trò của người thầy trong quá trình học tập là rất quan trọng. Ngay từ những buổi học đầu tiên chúng ta đã được dìu dắt bởi các thầy cô giáo, họ là những người lái đò cần mẫn, tận tuỵ đem lại kiến thức cho thế hệ học trò. Thầy không chỉ dạy cho ta tri thức mà còn dạy cho chúng ta cả đạo đức làm người. Những bài học dễ hiểu và cặn kẽ hơn được chúng ta lĩnh hội dưới đôi bàn tay chỉ dẫn của những người thầy. Chính vì vậy mà câu nói “Không thầy đố mày làm nên” rất chính xác vì nếu không có thầy thì chúng ta khó có thể làm được điều gì trong cuộc đời.

Tuy nhiên có một số bạn lại cho rằng đối với hiện thực ngày nay thì câu “Học thầy không tày học bạn” chính xác hơn. Cuộc sống của mỗi người đều có sự giao tiếp với những người xung quanh và mỗi một người sẽ mang lại cho chúng ta những điều khác nhau. Bạn bè luôn là người dạy cho chúng ta những điều gần gũi, những bài học mà bạn bè mang lại thực tế hơn rất nhiều so với những bài học trong sách vở. Thực tế thì thầy cô không phải lúc nào cũng ở bên để kèm cặp giáo dục chúng ta sẽ tiếp xúc với  bạn bè sẽ ở xung quanh nhiều hơn. Bạn bè có thể là những người đồng trang lứa nhưng cũng có thể là những người hơn tuổi, họ cho chúng ta bài học trí thức nào thì đều như là một người thầy. 

Riêng bản thân tôi sau khi đã suy nghĩ kĩ thì tôi thấy ý kiến nào cũng có điểm đúng. Tưởng chừng như hai câu nói này mâu thuẫn với nhau nhưng nó lại bổ sung ý nghĩa cho nhau. Mỗi học sinh đều cần có sự dìu dắt, sự giúp đỡ của các thầy cô nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng có thể học từ bạn bè và những người xung quanh. Cho dù học được từ ai thì những bài học tri thức đều đem lại cho chúng ta những bài học giá trị. Chính vì vậy mà bản thân mỗi người cần giữ vững lập trường, biết chọn bạn, chọn thầy để học và không ngừng lắng nghe tiếp thu giúp bản thân hoàn thiện hơn mỗi ngày. 

Hai câu tục ngữ này không hề mâu thuẫn với nhau vì cả hai câu đều có vai trò của người thầy với người học chúng tách rời nhau, có khía cạnh đúng và hạn chế, nhìn bề ngoài thì như mâu thuẫn với nhau nhưng phối hợp nội dung sẽ có lời khuyên học hỏi tốt nhất đó là chúng ta phải coi trọng việc học ở thầy và đồng thời phải biết học ở bạn.

Hai câu tục ngữ trên bổ sung ý nghĩa cho nhau để phản ánh quan niệm của người xưa về việc học và khuyên bảo chúng ta rằng muốn nên người chúng ta cần phải có thái độ tôn kính thầy cô quý trọng bạn bè. Con đường đến với tri thức là một con đường rất gian nan, gập ghềnh trên con đường ấy thầy cô và bạn bè chính là những người chỉ lối và đồng hành quan trọng với mỗi chúng ta.