[SOẠN BÀI] VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC SAU KHI ĐỌC MỘT BÀI THƠ BỐN CHỮ HOẶC NĂM CHỮ

1. TRƯỚC KHI VIẾT

a. Lựa chọn bài thơ

Có thể chọn bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ viết về những đề tài như tình cảm gia đình, tình yêu con người, thiên nhiên, quê hương, đất nước,.. Điều quan trọng là bài thơ ấy để lại trong em nhiều ấn tượng

b. Tìm ý

- Đọc bài thơ nhiều lần để có được cảm nhận chung về bài thơ.

- Nêu cảm xúc của em về những nét đặc sắc trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật (thể thơ, vần, nhịp, yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ,...) của bài thơ.

- Ghi lại cảm xúc chung của em về bài thơ.

c. Lập dàn ý

  • Mở đoạn: Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.
  • Thân đoạn: Nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
  • Kết đoạn: Khái quát cảm xúc về bài thơ.

2. VIẾT BÀI

Một trong những đề tài tạo cảm hứng bất tận cho các sáng tác thi ca nhạc họa của nhân dân ta đó là hình tượng người lính. Nguyễn Khoa Điềm cũng đã góp phần vào chủ đề ấy một cách tự nhiên và đầy cảm xúc với bài thơ “Đồng dao mùa xuân”. Bài thơ viết về người lính dưới góc nhìn của một con người sống trong thời bình. Những người lính hồn nhiên, tinh nghịch chưa một lần yêu, họ còn mê thả diều nhưng họ lại hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho Đất Nước. Họ đã mãi nằm lại nơi chiến trường để đất nước được trọn vẹn và để nhân dân được độc lập. Trong cảm nhận của tác giả dù cho họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi thì anh linh của họ vẫn còn mãi vì họ đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước ngày hôm nay.

3. CHỈNH SỬA BÀI VIẾT

Hãy rà soát bài viết của em theo những yêu cầu ở cột trái và gợi ý chỉnh sửa ở cột phải.