I. HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH KIỂU VĂN BẢN
Câu 1: Vấn đề được bàn luận trong bài viết là gì? Tác giả thể hiện thái độ đồng tình hay phản đối đối với vấn đề đó? (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 71)
Lời giải chi tiết:
- Vấn đề được bàn luận đó là vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống.
- Tác giả thể hiện thái độ tán đồng.
Câu 2: Vẽ sơ đồ thể hiện luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong bài viết. (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 71)
Lời giải chi tiết:
Câu 3: Nhận xét về sức thuyết phục của các lí lẽ, bằng chứng được tác giả nêu ra. (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 71)
Lời giải chi tiết:
Những nhận xét của tác giả có lĩ lẽ đanh thép, bằng chứng cụ thể, xác đáng và chân thực.
II. HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH VIẾT
Đề bài: Câu lạc bộ Văn học trường em phát động viết bài với đề tài “Con người và thiên nhiên”. Hãy viết một bài văn nghị luận, bày tỏ ý kiến đồng tỉnh hay phản đối về một vấn đề môi trường hoặc thiên nhiên mà em quan tâm và gửi cho ban tổ chức. (SGK Ngữ văn lớp 8 Tập 1 - trang 71)
Lời giải chi tiết:
Ngày nay, để có được bữa ăn sạch hàng ngày rất khó vì thực phẩm bẩn hiện xuất hiện tràn lan. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Đây là một vấn đề nhức nhối và gần đây nó đã trở thành “quốc nạn” đe dọa trực tiếp đến từng cá nhân và toàn thể cộng đồng.
Thực phẩm bẩn là thuật ngữ để chỉ chung những thực phẩm không có nguồn gốc, thiếu an toàn và chứa các chất độc hại vượt quá mức cho phép gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Thực phẩm bẩn có thể có mặt ở khắp mọi nơi vì chúng đều được sơ chế và bán sẵn. Thực phẩm bẩn còn có thể là những nguyên liệu ngay từ đầu đã bị “nhiễm bẩn” như rau bị bơm thuốc kích thích, hoa quả ngâm thuốc bảo quản hay lợn bị tiêm salbutamol để tạo nạc, ngâm tẩm hóa chất. Nó đang đe dọa đến sức khỏe của con người từng ngày, từng giờ.
Ở mức độ nhẹ, thực phẩm bẩn gây nên các bệnh cấp tính như ngộ độc thức ăn nhẹ, đây là căn bệnh duy nhất có thể tự chữa khỏi nhưng dù là mức độ nhẹ nhất cũng gây ra các rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh hoặc các triệu chứng cấp tính. Ở mức độ nặng hơn, thực phẩm bẩn có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính, nếu trở thành bệnh mãn tính nó sẽ kéo dài dăng dẳng thậm chí dẫn đến tử vong. Tác hại nghiêm trọng hơn của thực phẩm bẩn còn nằm ở sự tha hóa và duy đồi nghiêm trọng của nhân cách con người. Truyền thống tốt đẹp bao đời nay “Thương người như thể thương thân” của nhân dân ta giờ đây bị lãng quên trước lợi nhuận đem lại từ thực phẩm bẩn.
Vậy nguyên nhân dẫn đến vấn nạn thực phẩm bẩn nằm ở đâu? Trước tiên nó nằm ở sự tham lam và mờ mắt vì lợi nhuận của kẻ buôn người bán. Cái lợi này đã khiến con người mờ mắt, tự làm hại lẫn nhau. Với sự phát triển của xã hội, ngày nay không chỉ có những người nông dân, những hộ gia đình trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ mà đã có nhiều cơ sở sản xuất tập trung như nhà máy, xí nghiệp cũng đang áp dụng “công nghệ chế tạo thực phẩm bẩn” để trục lợi. Thực phẩm bẩn đầy rẫy xung quanh nhưng rất khó để phân biệt. Chúng không chỉ có mặt trên những phố chợ tự họp mà còn luồn lách vào những siêu thị vốn được người tiêu dùng tin tưởng. Không có sự độc ác nào bằng kiếm tiền trên sức khỏe và mạng sống của đồng bào mình.
Vấn đề thực phẩm bẩn đã trở thành quốc nạn nên việc đẩy lùi không thể chỉ trong một sớm, một chiều mà cũng không thể chỉ trông chờ vào cơ quan chức năng hay một ban ngành, đoàn thể nào mà nó cần được toàn dân cùng nhau đoàn kết chống lại.