Ibaitap: Qua bài Công thức tính [Đường Cao Hình Bình Hành] & bài tập tham khảo ôn tập lại công thức đường cao của hình bình hành và bài tập tham khảo.

Xem Thêm:

I. ĐƯỜNG CAO HÌNH BÌNH HÀNH LÀ GÌ

Đường cao của hình bình hành là một đoạn thẳng được hạ từ một đỉnh sao cho đoạn thẳng đó vuông góc với đường thẳng chứa một cạnh không đi qua đỉnh đó.

Mỗi đỉnh của hình bình hành sẽ hạ được tương ứng hai đường cao.

Ví dụ: hình bình hành ABCD: từ đỉnh D, DN là đường cao hạ từ đỉnh D xuống AB, DM là đường cao hạ từ đỉnh D đến cạnh BC.

II.CÔNG THỨC TÍNH ĐƯỜNG CAO HÌNH BÌNH HÀNH

Công thức tính chiều cao hình bình hành bằng diện tích hình bình hành chia cho cạnh đáy tương ứng với chiều cao đó:

$$h = {S \over a}$$

Trong đó:

  • S: Diện tích của hình bình hành.
  • a: Cạnh đáy tương ứng với chiều cao của hình bình hành.
  • h: Chiều cao của hình bình hành.

IV. BÀI TẬP MINH HỌA VỀ CÔNG THỨC TÍNH ĐƯỜNG CAO HÌNH BÌNH HÀNH

Ví dụ: Một hình bình hành có tổng diện tích bằng 40m, và độ dài cạnh đáy bằng 8m. Hỏi chiều cao của hình bình hành đó là bao nhiêu?

Lời giải tham khảo:

Áp dụng công thức tính chiều cao hình bình hành, ta có:

h = S : a = 40 : 8 = 5 (m)

Độ dài chiều cao hình bình hành trên là 5m.